Hệ thống đô thị Việt Nam hiện nay phát triển khá phổ biến cả về số lượng và chất lượng, với tốc độ phát triển tương đối cao so với khu vực khác. Tuy nhiên, những trở ngại và thách thức vẫn còn tồn tại, đặc biệt là trước diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu.

Thành phố xanh là xu hướng tất yếu của tương lai, tuy nhiên ở Việt Nam, thành phố sinh thái còn khá mới mẻ. Nhưng ở nhiều nước khác trong khu vực, mô hình này đã được áp dụng một thời gian khá lâu rồi. Thuật ngữ “đô thị sinh thái” lần đầu tiên bắt nguồn từ các nước phát triển vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, dùng để chỉ chất lượng môi trường đô thị với mục đích rất cụ thể là nâng cao chất lượng môi trường đô thị, hoàn cảnh và chất lượng cuộc sống của con người.

Mô hình đô thị xanh đã xuất hiện từ lâu trên thế giới

Trên thế giới, một số nước đã xây dựng thành công các đô thị xanh, đô thị sinh thái, như: Curitiba (Brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), Singapore, Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ)…

 

Khu do thi xanh-cayxanhhoanggia-1
Đô thị xanh được xem là xu hướng tất yếu của tương lai | cayxanhhoanggia.com

 

Nhật Bản có những thành phố sinh thái nối tiếng như Kawasaki, Kitakyushu và các thành phố này đang nô lực để trở thành thủ đô sinh thái toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư xây dựng thành phố DongTan (Thượng Hái) từ vùng đầm lầy bỏ hoang, nằm ở Chongminh trở thành một thành phố sinh thái tiêu biểu, không CO2 đầu tiên trên thế giới. Trong khi đó, Quốc đảo Singapore cũng sở hữu đô thị sinh thái Thiên Tân Sino.

Đặc điểm chung của các khu đô thị sinh thái này là các tòa nhà thường được xây dựng theo mô hình thấp tầng, mái nhà phủ cỏ và cây xanh để cách nhiệt. Phương tiện đi lại trong khu đô thị là xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch, xe đạp hoặc xe chạy điện.

Tại thành phố sinh thái như Kitakyushu, Nhật Bản, mọi hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường từ các ngành công nghiệp nặng cho đến công nghiệp nhẹ. Nhưng các doanh nghiệp đều được cơ quan quản lý kiểm tra mức độ ảnh hưởng đến môi trường khi xây dựng nhà máy và sản xuất tại đây. Nếu không đảm bảo vấn đề môi trường sẽ không được cấp phép, ngược lại các đơn vị đạt tiêu chuẩn sẽ được nhà nước hỗ trợ. Chính vì thế, thành phố này đã cắt giảm được 2.000 tấn CO2/năm.

Còn tại Việt Nam chỉ là khái niệm mới mẻ

Tại Việt Nam, khái niệm về đô thị xanh còn khá mới, nhiều người vẫn hiểu đô thị xanh là đô thị có nhiều công viên, cây xanh, mặt nước. Khá hơn thì có thêm việc sử dụng năng lượng bằng pin mặt trời cho các tòa nhà và trồng cây xanh trên mái.

 

Khu do thi xanh-cayxanhhoanggia-2
Khái niệm về đô thị xanh tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ | cayxanhhoanggia.com

 

Một số khu đô thị lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh được gọi là đô thị sinh thái hay đô thị xanh cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ có nhiều cây xanh, tổ chức không gian công cộng tốt. Điều đó đúng nhưng chưa đủ để đô thị có thể gọi là đô thị xanh.

Theo nhiều chuyên gia, để một đô thị chuẩn xanh phải đáp ứng được 7 tiêu chí: Không gian xanh; công trình xanh; giao thông xanh; công nghiệp xanh; chất lượng môi trường đô thị xanh; bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên; cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường.

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là môi trường thuận lợi để phát triển không gian xanh đô thị và các công trình kiến trúc xanh. Thuận lợi hơn là có thể học tập, rút kinh nghiệm đi trước từ các nước phát triển để áp dụng vào nước ta.

Tuy nhiên, việc phát triển khu đô thị xanh ở Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại, như hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn kém. Đồng thời, môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, dân số đông nên hạn chế về quỹ đất xây dựng, đội ngũ chuyên gia quy hoạch còn ít và trình độ chưa cao.

 

Khu do thi xanh-cayxanhhoanggia-3
Việc phát triển các khu đô thị xanh tại Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại | cayxanhhoanggia.com

 

Ngay trong chiến lược quy hoạch phát triển hệ thống đô thị của nước ta đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 còn thiếu định hướng phát triển đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Và thực tế cũng chưa xây dựng được bộ tiêu chí về đô thị xanh.

Vì vậy Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đưa ra được khái niệm và các tiêu chuẩn về đô thị xanh.

Cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn để bổ sung và hoàn thiện hơn nữa nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị xanh hiện tại và tương lai. Ngoài cây xanh công cộng, cần quan tâm hơn nữa đến hệ thống cây xanh nằm trong các công trình tư nhân như nhà ở đơn lẻ, cơ quan… Xác định thêm vai trò của sân golf trong đô thị xanh ở hiện tại và tương lai.

Quy hoạch đô thị cần phải đặt yếu tố xanh lên hàng đầu. Không gian xanh đô thị không chỉ có cây xanh đường phố, công viên mặt nước mà cần phải có cái nhìn toàn diện hơn. Nó bao gồm các hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, thị trấn sinh thái, công viên sinh thái, khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng trồng hoa, vùng bảo tồn cây xanh, trục xanh cảnh quan… Cần phải nhận thức đầy đủ các yếu tố trên trong quy hoạch và quản lý quy hoạch không gian xanh của đô thị xanh hiện đại.

 

CÔNG TY TNHH CÂY XANH HOÀNG GIA

———————————————————————————————————————————-

Ðịa chỉ: Số 7, Phố Thanh Bình, Phường Mộ Lao, Quận Hà Ðông, Hà Nội

Ðịa chỉ vườn ươm: Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội

Điện thoại TV online: (024) 335.81.889

Hotline hỗ trợ: 094.556.2228 (Mr. Minh)

Email: cayxanh.hoanggia2014@gmail.com

Website: cayxanhhoanggia.com

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of