0

Tên gọi : Gỗ Muồng đen là loại gỗ được lấy từ cây Muồng đen hay còn gọi là Muồng Xiêm, Chiu Liu.
Tên Khoa học : Tên khoa học là Cassia siamea Lamarck, Senna siamea (Lamk) Iruvin & Barnby.
Thuộc họ : Cây Muồng đen thuộc họ Fabaceae.
Thuộc bộ : Cây gỗ thuộc bộ Đậu.
Nhóm gỗ:
Cây thuộc nhóm I trong phân loại gỗ sử dụng ở Việt Nam

Đặc điểm nhận biết cây Muồng Đen

– Loài cây này thường xanh. Vỏ cây gần nhẵn; cành non thường có khía phủ lông tơ mịn.
– Lá kép lông chim một lần chẵn, hay mọc cách, dài chừng 10–15 cm, cuống lá dài chừng 2–3 cm. Lá kèm lá nhỏ, sớm rụng. Lá chét có chừng 7-15 đôi, thường hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài tầm 3–7 cm và rộng 1-2 đầu tròn với một mũi kim ngắn.
– Cụm hoa mọc như hình chùy lớn ở đầu cành, có nhiều hoa. Cánh đài 5 hình tròn, dày và không bằng nhau, mặt ngoài phủ lông nhung. Cánh tràng màu vàng có hình trứng ngược, khá rộng, có móng ngắn. Bầu phủ lông tơ mịn.
– Quả thì hình dẹt, tương đối nhẵn, lượn sóng theo chiều dọc. Hạt dẹt, hình bầu dục rộng và có màu nâu nhạt khi khô.
– Đây là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng; chịu hạn tương đối tốt.

Tác dụng của cây muồng đen

Muồng Đen còn được trồng khá phổ biến để làm cây bóng mát; dọc theo đường phố hoặc là cây làm cảnh trong các công viên. Hiện nay, muồng đen ngoài được trồng rộng rãi để lấy gỗ; cây còn được trồng làm rừng phòng hộ, làm cây phù trợ cho cây nông công nghiệp như: chè, cà phê, trồng để cải tạo đất…

Muồng Đen được sử dụng làm đồ mỹ nghệ như: bàn ghế, sập, gụ, tủ, chè…, ở nhiều nơi còn chế tác làm đồ thờ cúng. Gỗ cứng, chịu lực cao và chắc, rất phù hợp để làm ván sàn và sản phẩm nội thất. Tại nhiều xưởng, gỗ được xẻ theo quy cách hộp vuông toàn bộ lõi; hộp vuông thô hoặc ván sàn, dạng thanh… Lõi khó mục nên rất chuộng trong xây dựng nhà cửa và thường dùng để tiện trụ cầu thang giả cổ thay các loại gỗ như: gỗ mun, lim, cẩm lai.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Phải rất chú ý kỹ thuật bứng cây, thông thường cây con cao 3m, kích thước bầu phải trên 30 – 40 cm, phía dưới 20 – 30 cm và chiều cao 40 – 50 cm. Để chắc chắn cây sống 100%, kích thước bầu có thể lớn hơn. Nếu dùng kích thước bầu nhỏ hơn để tiết kiệm công đánh bầu và vận chuyển, phải chú ý moi bới lấy càng nhiều rễ và rễ cọc càng tốt. Những rễ bới moi lên này nằm ngoài bầu đất, phải được quấn lại xung quanh bầu để khỏi bị gẫy hoặc xây xát trong lúc vận chuyển. Sau khi đào xong, chưa vội nhấc bầu lên mặt đất mà phải dùng dây ràng buộc bầu theo kiểu mắt cáo để khỏi vỡ bầu. Dùng dao sắc cát những chỗ bị dập. Trước hoặc sau khi bứng cây cần cắt bớt 50 – 70% tổng số lá trên cây để hạn chế thoát hơi nước của lá. Bứng cây ngày nào nên trồng luôn trong ngày đó, không để hôm sau vì để lâu cây dễ chết hoặc cây lâu phục hồi.
Chăm sóc 3 năm liền, mỗi năm 2 lần. Biện pháp chăm sóc 2 năm đầu là phát dọn thực bì chèn ép cây trồng và vun xới đất quanh gốc rộng 1 m, năm thứ 3 chỉ phát dọn thực bì không cần vun xới.

VUI LÒNG LIÊN HỆ:
♣ CÂY XANH HOÀNG GIA
♣  Địa chỉ: số 7 – đường Thanh Bình – Hà Đông – Hà Nội
♣  Website: cayxanhhoanggia.com
♣  Hotline: | 094 556 2228 – 0965289616